Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2009

Tư duy phân tích và liên kết tổng thể

Đối với người đi học, niềm hạnh phúc đến từ tiến trình gồm ba bước: khám phá kiến thức mới – làm chủ kiến thức – vận dụng để sáng tạo ra thành quả được người khác công nhận. Tư duy phân tích và liên kết tổng thể là chất liệu không thể thiếu cho người học xuyên suốt tiến trình ba bước này. Nhu cầu làm chủ kiến thức trong xã hội Mục tiêu căn bản cho mọi người học là làm chủ được kiến thức mà mình tiếp thu. Khi chưa làm chủ được kiến thức thì người ta buộc phải hi vọng vào vận may để vận dụng thành công trong giải quyết các vấn đề. Bàn về nghiệp làm thuốc, Hải Thượng Lãn Ông đã từng nói: “người đời chỉ xem tạp chứng mà tìm những phương thuốc cũ, gặp chứng nhẹ mà khỏi, tự cho là thần thánh, gặp chứng nặng mà chết thời đổ cho mệnh trời.” (2) Điều Lãn Ông phê phán ở đây chính là sự tùy tiện, thiếu suy xét nghiêm túc thấu đáo trong việc học tập của người thầy thuốc. Nghiên cứu và vận dụng kiến thức theo lối đánh quả như vậy dẫn tới nguy cơ tổn hại khó lường cho sức khỏe người bệnh. Người th

Bảy nguyên tắc để giảng dạy tốt ở đại học

Xuất xứ“Bảy nguyên tắc dạy tốt ở bậc đại học” ( Seven Principles for Good Practice in Undergraduate Education ) được xây dựng bởi Arthur W. Chickering (George Mason University) và Zelda F. Gamson (University of Massachusetts at Boston) và được phổ biến lần đầu bởi Hiệp hội các trường đại học Hoa Kỳ ( AAHE ) vào năm 1987. Sau đó, Quỹ Johnson đã cho in khoảng 200.000 tài liệu này để phân phát đến các trường đại học ở Hoa Kỳ, Canada và Anh. Trong những năm gần đây, nhiều trường đại học và tổ chức nghiên cứu giáo dục tiếp tục bổ sung những kinh nghiệm triển khai đối với bảy nguyên tắc này nhằm làm cho chúng cụ thể và phù hợp hơn nữa với các điều kiện và hình thức giáo dục hiện nay, ví dụ như hướng dẫn của University of Tennessee at Chattanooga, minh họa của University of Texas at El Paso, tổng hợp của TLT Group. Sở dĩ bảy nguyên tắc này được thừa nhận rộng rãi ở các trường đại học Hoa Kỳ là do chúng đã được đúc kết từ rất nhiều nghiên cứu được tiến hành trên các đối tượng người học và

Những nguyên tắc trong giảng dạy đại học

Những nguyên tắc đạo đức trong giảng dạy đại học được Society for Teaching and Learning in Higher Education (STLHE) xây dựng là một tập hợp những nguyên tắc đạo đức căn bản xác định trách nhiệm nghề nghiệp của các giáo sư đại học trong vai trò giảng viên, được xây dựng dưới dạng những hướng dẫn chung, những tiêu chuẩn lý tưởng, hay những kỳ vọng.   Chúng cần phải được xét đến trong khi thiết kế và phân tích công việc giảng dạy, cùng với những điều kiện và hoàn cảnh liên quan khác; những nguyên tắc này không phủ nhận quyền tự do học thuật, mà thay vào đó, nó mô tả những cách khác nhau để thực hành quyền tự do học thuật một cách có trách nhiệm. Năng lực về nội dung giảng dạy Giảng viên đại học phải duy trì vốn hiểu biết về nội dung giảng dạy ở tầm mức cao và bảo đảm nội dung khoá học luôn được cập nhật, chính xác, tiêu biểu, và phù hợp với vị trí của khoá học xét trong toàn bộ chương trình học của sinh viên. Để đạt được năng lực về nội dung giảng dạy, giảng viên phải chủ động cập nh

Trí thức là ai

Trí thức là người có tri thức và biết suy nghĩ khác biệt và độc lập, và là người chỉ truy cầu một mục đích: chân lý. Từ vị thế này, trí thức mới có thể tác động và ảnh hưởng đến sự phát triển và tồn vong của xã hội và quốc gia. Bàn chuyện trí thức, “trước khi ngồi vào bàn hãy thống nhất khái niệm”, tôi xin nêu lên một số quan niệm và cách hiểu về “trí thức” ở nước ngoài. Chữ “Intelligentsia” mà ta dịch là “trí thức” gốc từ Nga. Cách đây gần hai chục năm trên một tờ tạp chí Liên Xô có một cuộc thảo luận bàn tròn về “Trí thức xưa và nay”. Tham gia thảo luận là các nhà đông phương học Liên Xô hồi đó. Tôi xin trích dịch một số ý kiến nêu ra đây tham khảoi. V. I. Maksimenko quan niệm trí thức : “ Đó là một kiểu ý thức và đó cũng là một môi trường văn hóa xã hội, nhờ đó ý thức này được sinh ra, được duy trì, được phổ biến và được truyền lại cho thế hệ khác hay dân tộc khác. Có thể có những quá trình xã hội - lịch sử mà trong lòng chúng trí thức không những thể hiện mình ra, mà về nhiều mặt

Để có lớp trí thức xứng đáng

Thời thế tạo anh hùng thì cũng thời thế, cơ chế tạo ra phẩm chất người trí thức. Nói rõ hơn là hoàn cảnh chính trị xã hội, là bản lĩnh, tài năng các nhà lãnh đạo quốc gia, và một phần chính yếu, là môi trường giáo dục đương thời. Cho nên tôi rất tán thành hãy bắt đầu bằng vấn đề giáo dục để bàn chuyện xây dựng lớp trí thức mới. Về triết lý giáo dục Sau nhiều năm Phần Lan nổi lên với những thành tựu kinh tế, khoa học, công nghệ làm cả thế giới khâm phục, người ta phát hiện ra cái gốc của sự thịnh vượng ấy là giáo dục. Ba phần tư thế kỷ qua, nước Mỹ đã chiếm vị trí số một trên hầu hết mọi lĩnh vực khoa học, công nghệ then chốt. Nếu nói trí thức là nói tài năng thì không đâu tài năng nở rộ nhiều như ở Mỹ. Nhiều người chúng ta bất bình, phẫn nộ chính đáng với một số chính sách nước lớn có khi quá tàn bạo của giới cầm quyền Mỹ, song vẫn chưa bao giờ hết ngưỡng mộ trí tuệ và tài năng của trí thức Mỹ mà những mầm mống thịnh vượng đã nảy nở từ những đại học đầu tiên khi Mỹ mới lập quốc. Đọc th

Diễn văn nhậm chức của ông Obama

Thưa quốc dân, Tôi đứng đây ngày hôm nay, cảm thấy thật khiêm nhường trước trách nhiệm trước mắt, biết ơn về sự tin cậy của quý vị, và nhớ về những hy sinh của tổ tiên. Tôi xin cảm ơn Tổng Thống Bush về những cống hiến của Ngài cho đất nước, về sự hào phóng và tinh thần cộng tác của Ngài trong quá trình chuyển giao này. Bốn mươi tư công dân Mỹ đã tuyên thệ nhận chức tổng thống. Những từ ngữ được vang lên trong những thời thịnh vượng và thời bình. Và những lời tuyên thệ cũng thường vang lên trong lúc dông bão. Vào những thời khắc đó, nước Mỹ đã vượt qua, không chỉ đơn giản nhờ vào kỹ năng hay tầm nhìn của những người lãnh đạo, mà bởi Chúng Ta, Nhân Dân Mỹ đã có niềm tin vào lý tưởng của cha ông, theo đúng tinh thần của các văn bản lập quốc của chúng ta. Niềm tin đó đúng trong quá khứ. Niềm tin đó phải đồng hành với thế hệ người Mỹ hiện nay. Các thách thức nghiêm trọng Chúng ta hiện đang trong giữa cuộc khủng hoảng mà ai ai cũng biết. Đất nước chúng ta đang trong thời chiến,